Thường xuyên đau vùng thượng vị do bệnh viêm đại tràng

Xin hỏi:

Dạo gần đây tôi thường xuyên bị đau ở vùng thượng vị (bên trên rốn). Các cơn đau có khi âm ỉ, có khi là đau quặn rất khó chịu. Xin hỏi với biểu hiện đau bụng như vậy thì có phải tôi đang bị bệnh viêm đại tràng không? Làm thế nào để phân biệt triệu chứng đau bụng do viêm đại tràng? Mong nhận được sự tư vấn. (Hoàng Trọng - Thanh Hóa).

Thường xuyên đau vùng thượng vị do bệnh viêm đại tràng


Gửi bạn,

Như vây, đau bụng là một triệu chứng điển hình của bệnh về tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng, có thể do ăn thích ăn không vệ sinh, "lạ bụng"; do một số bệnh ngoại khoa cấp như: viêm ruột thừa, thủng tạng rỗng (dạ dày), viêm tụy cấp, viêm túi mật do sỏi, chửa ngoài tử cung vỡ,… Với các trường hợp này có thể tự khắc phục được tại nhà hoặc nếu có triệu chứng đau dữ dội kèm theo các dấu hiệu khác như xuất huyết, sốt thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được khắc phục nhanh chóng.

Triệu chứng đau bụng còn liên quan tới nhiều bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng. Ở người bệnh viêm đại tràng thường gặp phải triệu chứng đau bụng thường xuyên và đau ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường đó là cảm giác đau ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng. Các cơn đau có khi âm ỉ, có khi đau quặn kèm theo các dấu hiệu mót đi đại tiện. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

Như vậy với các triệu chứng của bạn là thường xuyên đau vùng thượng vị (tương ứng vị trí 2 bên hạ sườn, trên rốn) cũng có thể là triệu chứng viêm đại tràng. Bạn có thể phân biệt bệnh viêm đại tràng với các bệnh khác dựa vào triệu chứng đau bụng như sau:

- Thường xuyên đau bụng vùng thượng vị (trên rốn): cảm giác đau có kèm theo các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua nhiều, đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều ,… thì đó có thể do các bệnh về hội chứng dạ dày - tá tràng, Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh của đại tràng ngang gây ra.

+ Đau bụng vùng hạ sườn phải: nếu triệu chứng này có thể kèm theo sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, ngứa, đi ngoài phân trắng,… thì bạn nên nghĩ ngay tới các bệnh lý về gan, mật, túi mật.

+ Đau bụng vùng hạ sườn trái: có thể do các bệnh lý về dạ dày, tụy, lách,…

+ Đau bụng vùng quanh rốn: biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn…

+ Đau bụng vùng mạng sườn phải và trái: biểu hiện của bệnh viêm đại tràng, thận và niệu quản hai bên

+ Đau vùng hố chậu hai bên: các bệnh về manh tràng, đại tràng, buồng trứng, vòi trứng hai bên

+ Đau vùng hạ vị (dưới rốn): bệnh lý của bàng quang, tiền liệt tuyến (nam), tử cung (nữ), đại tràng xích ma

Để xác định triệu chứng đau bụng do đâu, các bạn còn cần dựa vào mức độ, tình trạng các cơn đau. Nếu đau bụng diễn ra thường xuyên và tăng cường độ cũng như tính chất thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

Đăng nhận xét